HỌP BAN PHÒNG CHỐNG COVID-19 - ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT

     Hơn một năm qua, đại dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống, kinh kế - xã hội trên toàn cầu. Tại Việt Nam, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội đã khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. 

     Đáng lo ngại hơn, đối với làn sóng Covid-19 tái bùng phát lần thứ 4 này, đã xâm nhập và tác động tiêu cực đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy-xí nghiệp, nơi tập trung một lượng lớn người lao động, nhất là ở các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước.

     Với tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát như hiện tại. Chiều 16-8, Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện hỏa tốc, yêu cầu 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

 


Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính (Nguồn: tuổi trẻ online)

 

     Chấp hành theo công văn của Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với hàng loạt các khó khăn, tiếp tục gồng mình để bù lỗ cho việc phải tạm dừng hoạt động sản xuất hoặc thực hiện sản xuất theo phương án 3T nhưng vẫn phải trang trải quá nhiều chi phí, các đơn hàng đang sản xuất buộc phải hoãn giao hàng, khách hàng liên tiếp hủy các đơn đặt hàng mới,…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn hàng trong thời gian sắp tới, đặc biệt là quý 3 và quý 4. 

     Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh, thiên tai lũ lụt tại các quốc gia trên thế giới vừa qua đã ít nhiều khiến chuỗi cung ứng toàn cầu - Logistic vốn đang căng thẳng nay lại càng thêm nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Cụ thể là cước phí đầu vào, cước phí vận chuyển tăng cao, thời gian vận chuyển tăng gấp đôi trong khi nhu cầu thị trường các khu vực châu Âu đang ngày càng tăng, hối thúc giao hàng sớm.

     Không nằm ngoài những tác động từ cơn đại dịch này, Tổng Công ty Dệt may Miền Nam - Vinatex cũng là một trong những doanh nghiệp đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, hai trong ba nhà máy của VSC tại khu vực phía Nam là Kiên Giang và Cần Thơ, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 25/8. 

     Chưa kể đến việc doanh thu nhà máy đã giảm sút trong nhiều tuần qua, nguy cơ các đơn hàng bị hủy do hoãn giao hàng quá lâu. Với tình hình hiện tại, hàng trăm, hàng ngàn người lao động đã gắn bó với VSC nhiều năm đang trong tình trạng tạm hoãn hợp đồng lao động, thu nhập bấp bênh, đời sống khó khăn vô cùng. Mặc dù Ban Tổng Giám đốc đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ thuận lợi nhất cho người lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, sẵn sàng tạm ứng trước tiền lương để hỗ trợ người lao động , đẩy nhanh công tác tiêm phòng vaccine .... Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời. Tổng Giám Đốc và Ban lãnh đạo công ty Dệt May Miền Nam vẫn đang rất trăn trở, ngày đêm suy nghĩ để làm sao có thể đưa 2 nhà máy về lại hoạt động sản xuất bình thường sớm nhất nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn trong sản xuất. Đó mới là giải pháp lâu dài, vừa ổn định sản xuất vừa tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập ổn định.

     Đứng trước hàng loạt những khó khăn từ tình hình thị trường cho tới sản xuất, chuỗi cung ứng, nguồn lao động như hiện nay. Tổng Công ty Dệt may Miền Nam vẫn đang tích cực hoạt động với hình thức làm việc tại nhà, các CB-CNV sắp xếp công việc, linh động kết nối với các phòng ban qua các phương tiện điện tử để xử lý công việc kịp thời và hiệu quả, bên cạnh đó VSC thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến với tất cả các bộ phận để lắng nghe, chia sẻ cũng như có phương án chỉ đạo đúng lúc, đúng thời điểm. 

 


Tổng Giám Đốc chỉ đạo về một số biện pháp phòng chống Covid trong sản xuất

 

     Đặc biệt là cuộc họp định kỳ với ba nhà máy Bạc Liêu - Kiên Giang - Cần Thơ  vào thứ 3 hàng tuần: “Họp ban phòng chống Covid-19 và Điều hành sản xuất” dưới sự điều hành của ông Nguyễn Hùng Quý - Tổng Giám Đốc của Tổng Công ty Dệt May miền Nam - Vinatex. Như thường lệ, cuộc họp diễn ra vào ngày 17/8/2021 vừa rồi. Sau khi Ban Giám Đốc từng nhà máy báo cáo cụ thể về tình hình sản xuất, tình hình kiểm soát dịch bệnh, kế hoạch cho tuần tiếp theo, công tác triển khai áp dụng thực hiện mô hình sản xuất tự nhiên - an toàn (5K+D+F), báo cáo tiến trình hoàn tất các thủ tục, hồ sơ của Nghị Quyết 68. Tổng Giám Đốc – Vinatex Dệt May miền Nam đã có những chỉ đạo sâu sắc và mạnh mẽ: Bằng tất cả tư duy, tình cảm dành cho những người anh em, những người lao động đã cùng mình gắn bó suốt nhiều năm qua, đề nghị Ban Lãnh Đạo của hai nhà máy Kiên Giang - Cần Thơ có cách nhìn sâu sắc hơn, hành động quyết liệt hơn nữa để đưa nhà máy quay trở lại hoạt động sản xuất bình thường một cách sớm nhất, hiệu quả nhất hoặc có thể đề xuất phương án với cơ quan chính quyền địa phương chia ca làm việc (mỗi ca từ 150-300 người) để đảm bảo an toàn, tất cả cùng hướng tới mục tiêu vực dậy xí nghiệp một cách nhanh chóng để có thể phần nào hỗ trợ và giúp đỡ cho người lao động giải quyết vấn đề thu nhập đang khó khăn” Tổng Giám đốc - Ông Nguyễn Hùng Quý đã nói. Qua đó, có thể thấy được sự trăn trở và lo lắng của Tổng Giám Đốc dành cho đời sống, an sinh của toàn thể người lao động lúc này.

 


Ban đại biểu tham dự lắng nghe báo cáo cập nhập tình hình SX trong tuần của 3 nhà máy

 

     Để thực hiện được điều đó VSC tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm phòng vaccine cho toàn thể CB-CNV và người lao động. Hiện tại tỷ lệ tiêm vaccine tại văn phòng của Tổng công ty đã đạt 100% nhân viên đã tiêm mũi 1 (không có bệnh nền) và 5% đã tiêm mũi 2, tại ba nhà máy tỷ lệ tiêm vaccine cũng đã đạt tương đối và có thể an tâm để tham gia sản xuất ( nhà máy Kiên Giang đạt 100%, nhà máy Bạc Liêu đạt 85%, nhà máy Cần Thơ đạt 70%). Hiện còn một số lao động bị bệnh nền, thai sản và một số đang trong khu vực phong tỏa, VSC sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để tất cả mọi người có thể được tiêm sớm nhất và hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine 100% đối với toàn thể CB-CNV và người lao động đang làm việc tại ba nhà máy. Đây chắc chắn sẽ là niềm tin và động lực để người lao động an tâm khi quay trở lại làm việc.

 


Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 tại các nhà máy

 

     VSC tiếp tục triển khai áp dụng một cách nghiêm túc mô hình sản xuất tự nhiên - an toàn (5K+D+F) theo chỉ đạo của Chủ tịch vừa qua và đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với trường hợp vi phạm.

     Tiếp đến Tổng Giám Đốc chỉ đạo ba nhà máy cấp thiết hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến NQ68 và nộp tất cả chứng từ cho cơ quan chức năng trước ngày 20/08/2021 để khoản trợ cấp sớm đến tay người lao động, kịp thời giúp họ trang trải trong giai đoạn khó khăn.

     Có thể nói đại dịch lần này là một thử thách đặc biệt khó khăn đối với Tổng Công ty Dệt may Miền Nam - Vinatex, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch, cùng tinh thần dẫn dắt toàn thể CB-CNV phải luôn “Dũng mãnh trong tư duy, sáng tạo trong hành động” của ông Nguyễn Hùng Quý - Tổng Giám Đốc công ty Dệt May miền Nam. Chúng tôi tin rằng VSC sẽ sớm vượt qua mọi thử thách, ổn định lại sản xuất để tiếp tục đồng hành, chăm lo cho tất cả người lao động của mình.

     Một lần nữa, Tổng Công ty Dệt may Miền Nam - Vinatex muốn gởi lời tri ân và cảm ơn tới toàn thể CB-CNV đã và đang đồng hành cùng công ty trong giai đoạn khó khăn này. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và bình an vượt qua đại dịch.

 

- VSC -