CHUYỂN ĐỔI SỐ - BƯỚC ĐI ĐỘT PHÁ CHO DOANH NGHIỆP

ĐỊNH NGHĨA CHUYỂN ĐỔI SỐ

     Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ dần trở nên quen thuộc trong vài năm trở lại đây. Đặc biệt với tình hình dịch Covid-19 tái bùng phát lần này thực sự đã trở thành “cú hích” đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.

     Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau. Một trong những định nghĩa có thể ngắn gọn và dễ hiểu : 

“Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

 

 

 

CÁC XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY

1. Điện Toán Đám Mây - Xu Hướng Chủ Đạo Trong Năm 2021

     Điện toán đám mây - cloud computing, còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

 

 

     Điện toán đám mây đề cập đến quá trình bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Dữ liệu không được lưu trữ trên thiết bị vật lý mà trên đám mây.

     Điều này giúp doanh nghiệp quản lý điều hành tốt hơn, hợp lý hóa quy trình, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng.

VD: Lưu trữ dữ liệu lên internet thay vì lưu vào ổ cứng di động và có thể lấy dữ liệu về máy tính bất cứ khi nào bất cứ ở đâu chỉ cần máy tính có kết nối internet.

 

2. Làm Việc Từ Xa Lên Ngôi

     Không gian làm việc thoải mái, linh động, ít bị gián đoạn hơn sẽ mang lại cho các nhân viên nhiều thời gian hơn để tập trung và mang đến giá trị hiệu quả hơn trong công việc và thư giãn có thể cải thiện sức khỏe của họ.

     Tạo ra một môi trường làm việc gắn kết hoàn toàn ngay cả với lực lượng lao động phân bổ nhiều nơi. Ngoài ra, trải nghiệm của nhân viên cần phải hoàn hảo để duy trì lực lượng lao động vui vẻ và hiệu quả.

 

 

3. Đầu Tư 5G

     “G” là viết tắt của "GENERATION". Do đó, có thể hiểu ngắn gọn “mạng 5G” là mạng di động dựa trên công nghệ không dây thế hệ thứ 5. Trong kết nối với internet, tốc độ kết nối phụ thuộc vào cường độ tín hiệu được thể hiện bằng các chữ viết tắt như 2G, 3G, 4G, 5G,...

Cùng lướt qua các thế hệ trước để xem sự phát triển vượt bậc của từng thế hệ:

1G

     Mạng thông tin di động 1G (gọi tắt là 1G) là mạng di động viễn thông đầu tiên trên thế giới. Giống như công nghệ vô tuyến 0G trước đó, 1G chỉ cung cấp dịch vụ thoại với tốc độ truyền dữ liệu cao nhất khoảng 2,4kbps.

     1G được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 80, sử dụng công nghệ truyền nhận thông tin thông qua tín hiệu analog.

 

2G

     Vào đầu những năm 90, mạng 2G xuất hiện ở Phần Lan, cho phép điện thoại di động tiến vào thế giới kỹ thuật số. 2G mang đến một số ưu điểm như chất lượng âm thanh được cải thiện, bảo mật cao, tăng hiệu suất,.. Đồng thời, mạng này cũng cho phép gửi – nhận tin nhắn SMS, tin nhắn hình ảnh và MMS. Tốc độ trung bình của 2G đạt khoảng 50kbps.

Các tính năng chính của 2G gồm có:

     • Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng kỹ thuật số

     • Tốc độ dữ liệu lên đến 64 kbps

     • Sử dụng tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog

     • Bổ sung thêm dịch vụ SMS và MMS

     • Cung cấp các cuộc gọi thoại chất lượng cao 

     • Sử dụng băng thông từ 30 đến 200 KHz

 

3G

     3G được ra đời vào năm 1998, sử dụng Hệ thống Viễn thông Di động Toàn cầu (UMTS) làm kiến trúc mạng cốt lõi. 3G kế thừa những đặc điểm của 2G và kết hợp chúng với với các giao thức mới hơn, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu tốc độ cao.

     3G hoạt động ở dải tần 2100MHz, có băng thông 15-20MHz, đạt tốc độ 2mbps trên các thiết bị cố định hoặc không di chuyển và 384kbps trên các thiết bị di động

     Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G. Trong khoảng thời gian này, bên cạnh gọi video, tải tệp âm nhạc cũng là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất.

Các tính năng chính của 3G gồm có:

     • Tốc độ lên đến 2 Mbps

     • Tăng băng thông và tốc độ truyền dữ liệu

     • Gửi/nhận email kích thước lớn

     • Dung lượng lớn và băng thông rộng

 

4G

     Các công nghệ quan trọng khiến 4G trở nên phổ biến trong thời gian dài là MIMO (Multiple Input Multiple Output) và OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing). Các chuẩn 4G chính gồm có WiMAX và LTE. 

 

 


     4G LTE (Long Term Evolution) là mạng di động không dây thế hệ thứ 4, có khả năng cung cấp kết nối Internet rất nhanh và an toàn. Về cơ bản, 4G LTE được xem là tiêu chuẩn cho các kết nối mạng di động. 

Các tính năng chính của 4G LTE gồm có: 

     • Hỗ trợ đa phương tiện, tương tác thoại, video

     • Tốc độ cao, dung lượng lớn

     • Mạng di động toàn cầu và có thể mở rộng

 

5G

     5G là mạng di động đã và đang thay thế 4G nhờ nhiều cải tiến liên quan đến từ tốc độ truyền dẫn, vùng phủ sóng và mức độ an toàn. 5G giúp giảm thiểu độ trễ trong quá trình truyền dữ liệu, cho phép truyền tải chính xác hơn và cung cấp tốc độ cực nhanh.

     Việc nâng cấp 4G lên 5G là cần thiết vì nhiều thiết bị cần băng thông mạnh để hoạt động bình thường, điều mà 4G không thể đáp ứng hoàn toàn ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, 5G sử dụng tần số cực cao, lên đến 30GHz - 300GHz (4G sử dụng tần số dưới 6GHz).

     Với tốc độ lên đến 10Gbps, 5G cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn gấp 10 lần so với 4G.

 

 

     Dịch Covid-19 tái bùng phát, năm 2020 đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong cách thức vận hành của các tổ chức khi nhiều nhân viên buộc phải làm việc từ xa, dựa vào các nguồn internet tốc độ cao để làm việc tại nhà. 

     Khi đã được làm quen và cảm thấy nó hữu ích, làm việc và quản lý từ xa sẽ được nhân rộng tại nhiên cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. 

 

6G

     Theo Samsung White Paper, ITU sẽ “xác định tầm nhìn 6G" vào năm 2021. Tiêu chuẩn này có thể sẽ được hoàn thiện vào năm 2028 và các sản phẩm 6G đầu tiên dự kiến sẽ ra mắt vào thời điểm đó. Đồng thời, 6G cũng được dự đoán là sẽ bắt đầu phổ biến vào năm 2030 nhằm đáp ứng những kỳ vọng mà 5G đã bỏ sót.

 

 

Ứng Dụng Công Nghệ AI 

     Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence  – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

     Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

     Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

     Ứng dụng AI giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu và thị trường nhanh hơn, tốt hơn và ở quy mô lớn hơn.

 

 

Vậy có bao nhiêu loại AI? 

► AI được chia thành 4 loại, gồm: 

Loại 1: Công Nghệ AI Phản Ứng.

     Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất. 

Loại 2: Công Nghệ AI Với Bộ Nhớ Hạn Chế

     Đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị

Loại 3: Lý Thuyết Trí Tuệ Nhân Tạo

     Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành một phương án khả thi.

Loại 4: Tự Nhận Thức

     Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.

 

IoT

     Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Internet of Things - IoT là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.

 

 

     IoT đã trở thành một trong những chìa khóa để tạo nên sự khác biệt trong bối cảnh hiện nay. Các tổ chức trên tất cả các ngành đang có kế hoạch đón nhận IoT như một trong những công nghệ kỹ thuật số hàng đầu, đặt biệt là liên quan đến ngành chăm sóc sức khỏe.

 

 

LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP 

 

Làm giảm chi phí nhờ tiết kiệm thời gian trong các quy trình

 

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và liên lạc từ xa.

 

Cải thiện hiệu quả hoạt động và năng suất.

 

Mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh và doanh thu mới, cho phép tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới

 

Làm tăng tốc độ phản ứng với những thay đổi của nhu cầu trên thị trường

 

Tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho công ty bằng cách nâng cao chất lượng của các sản phẩm được sản xuất

 

Thúc đẩy văn hóa đổi mới, chuẩn bị cho công ty để lường trước bất kỳ sự gián đoạn nào > thể hiện tính linh hoạt

 

Tăng sự kết nối giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp

 

Hỗ trợ cho việc ra quyết định bằng cách đào sâu phân tích dữ liệu (Big Data)

 

Thu hút tài năng mới, nâng cấp hệ thống và tạo được sự quan tâm từ phía khách hàng.

 

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Thiết Lập Chiến Lược Digital (Chiến Lược Số) – Văn Hóa Digital (Văn Hóa Số)

     Đầu tiên, chúng ta phải nhìn lại mô hình kinh doanh của mình và vạch ra mục tiêu khi chuyển đổi số. Từ đó thiết lập một chiến lược số rõ ràng.

     Tiếp theo xây dựng văn hóa Số cho doanh nghiệp. Để xây dựng văn hóa số, bước đầu tiên cần thực hiện đó là xác định những giá trị văn hóa số cần xây dựng. Tuy mỗi doanh nghiệp đã tồn tại những giá trị văn hóa đặc trưng, nhưng trong bước này, doanh nghiệp nên tự đặt ra và trả lời câu hỏi: Trong môi trường chuyển đổi số doanh nghiệp hướng tới, các hành vi của từng cá nhân trong tổ chức sẽ biến đổi ra sao và làm cách nào để đảm bảo nhân sự sẽ thể hiện hành vi theo đúng những gì tổ chức kỳ vọng? Trả lời câu hỏi này, doanh nghiệp đã tạo dựng cho mình điểm bắt đầu, chính là những nền tảng thiết lập văn hóa số như: Xác định các đặc điểm văn hóa số rõ ràng, xây dựng các bước dịch chuyển từ xây dựng nhận thức đến những hành vi văn hóa số mới.

Thử Nghiệm Trên Nhóm

     Sau khi đã xác định những giá trị văn hóa số cần xây dựng, doanh nghiệp cần thử nghiệm trên nhóm. Nhóm thử nghiệm cần có đủ các thành viên đại diện từ đa tầng lớp nhân sự, đặc biệt trong đó, các lãnh đạo cấp cao với vai trò là những người tiên phong dẫn dắt, tích cực tuân thủ và lan tỏa mạnh mẽ các giá trị mới. Trong quá trình thử nghiệm, các hành vi mới và giá trị văn hóa số sẽ được thực hiện hàng ngày. Quá trình thử nghiệm được đo lường và thảo luận để đánh dấu lại các điểm chuẩn, đồng thời, xác định người sẽ chịu trách nhiệm và hoàn thiện lộ trình cho bước lan tỏa giá trị văn hóa số sau đó.

Triển Khai Toàn Bộ

     Sau khi thử nghiệm các giá trị văn hóa, những giá trị này sẽ được lan tỏa, triển khai mở rộng trên toàn bộ tổ chức. Mặc dù đã được thử nghiệm thành công và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình đó, nhưng quá trình lan tỏa mở rộng vẫn sẽ gặp nhiều thách thức. Tổ chức càng lớn thì càng nhiều thách thức hơn, do tổ chức lớn thường có nhiều nền văn hóa pha trộn. Lúc này, cấp lãnh đạo sẽ như “ngọn đuốc” soi sáng và mở đường tiên phong trong quá trình triển khai lan tỏa mở rộng các giá trị văn hóa số.

Đo Lường Và Điều Chỉnh, Bảo Vệ Và Duy Trì Các Giá Trị Văn Hóa Số

     Khi đã thực hiện lan tỏa mở rộng các giá trị văn hóa số trong toàn bộ tổ chức, các kết quả đã đạt được cần được đo lường hàng quý, hàng năm, để từ đó, điều chỉnh phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu dài hạn của tổ chức. Với những giá trị văn hóa đã đạt được, doanh nghiệp cần thiết lập những quy tắc nhằm bảo vệ và duy trì chúng.

 

2. Xây Dựng Hạ Tầng Thiết Bị Kết Nối

     Có hai lựa chọn về lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp đó là lưu trữ đám mây tập trung và server vật lý. Sau đó sẽ đầu tư máy móc điện tử, thiết bị kết nối, cơ sở dữ liệu, công nghệ, xây dựng quy trình và cách vận hành.

 


3. Xây Dựng Chính Sách

     Xây dựng các chính sách mới trong hoạt động quản lý và sản xuất của công ty để phù hợp với chiến lược chuyển đổi số, chính sách phải phù hợp và tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình chuyển đổi số tại công ty. Gồm:

     • Xây dựng chính sách mới về chuyển đổi số.

     • Chính sách mới phải phù hợp và đảm bảo cho việc thúc đẩy và hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số.

     • Các bộ phận là nhân viên phải nắm rõ các chính sách mới về chuyển đổi số.

 

4. Xây Dựng Đội Ngũ Nhân Lực

     Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều doanh nghiệp thất bại trong quá trình chuyển đổi số, thậm chí lãng phí nhiều tiền, công sức và thời gian, là gì?

     Mục tiêu không rõ ràng là một trong những lý do chính khiến rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số. Hầu hết các doanh nghiệp hiểu chuyển đổi số là việc mua các công cụ, tiện ích và thiết bị mới nhất mà không nhận ra rằng những sản phẩm, dịch vụ này không phù hợp với doanh nghiệp của họ.

     Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng để thử nghiệm và hiểu các công nghệ khác nhau, cũng như cách triển khai một cách có chiến lược những công cụ phù hợp cho doanh nghiệp của họ. Điều này đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đầu tư lãng phí và không đem lại hiệu quả.

     Điều quan trọng tiếp theo là doanh nghiệp không chú trọng đầu tư vào việc nuôi dưỡng tài năng tương lai và nâng cao kỹ năng cũng là một trong những lý do dẫn đến sự thất bại khi chuyển đổi số.


5. Xây Dựng Hạ Tầng Dữ Liệu

     Doanh nghiệp tiến hành nhập toàn bộ dữ liệu (về nhân sự lao động, kế hoạch sản xuất, thông tin dữ liệu khách hàng đơn hàng…) lên hệ thống lưu trữ dữ liệu để xây dựng một cơ sở dữ liệu để từ đó đưa vào các ứng dụng để ứng dụng sử dụng các dữ liệu đó để tính toán và vận hành.

 

6. Xây dựng các ứng dụng

     Liên hệ với các công ty chuyên về chuyển đổi số đề xây dựng ứng dụng cho doanh nghiệp kèm theo đó là training cho lao động của doanh nghiệp.

 

►►► Như vậy, chúng ta đã hiểu được ít nhiều về chuyển đổi số. Hãy phân tích chi tiết mô hình kinh doanh và chọn ra giải pháp tối ưu giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển một cách bứt phá nhất. 

 

Nguồn tham khảo: Internet

- VSC -