Vinatex là 1 trong 10 DN đại chúng quy mô lớn công bố thông tin và minh bạch nhất HNX năm 2017- 2018

Ngoài Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Tổng Công ty CP May Việt Tiến (đơn vị thành viên của Vinatex) cũng được vinh danh là 1 trong 10 DN đại chúng quy mô lớn công bố thông tin và minh bạch nhất HNX năm 2017- 2018.

 

 

Ngày 27/10/2018 tại Quy Nhơn, Bình Định, Hội nghị Doanh nghiệp thường niên năm 2018 đã được tổ chức với sự tham dự của 400 đại biểu đến từ các DN niêm yết và đăng ký giao dịch tại HNX. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng có sự hiện diện cua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính); Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), cùng đông đảo các đơn vị truyền thông báo chí.

Hội nghị được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động của DN đăng ký giao dịch tại HNX trong năm 2017, 9 tháng đầu năm 2018 và đưa ra kế hoạch triển khai năm 2019. Nhằm khích lệ và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đăng ký giao dịch về công bố thông tin tốt và minh bạch trong thời gian tới, HNX đã tổ chức lễ vinh danh top 10 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn công bố thông tin và minh bạch nhất HNX năm 2017- 2018. Kết quả, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và TCT CP may Việt Tiến là 2 trong số 10 DN UPCoM quy mô lớn minh bạch năm 2017 – 2018.

 

 

 

Danh sách 10 DN đại chúng quy mô lớn  công bố thông tin và minh bạch nhất HNX năm 2017- 2018.
 

 

 

Thông tin từ HNX:

Chương trình đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch (CBTT&MB) lựa chọn 160 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn (DNĐCQML) đại diện cho gần 800 doanh nghiệp đang đăng ký giao dịch trên HNX được đánh giá trong chương trình này. 
Điểm CBTT&MB trung bình của các DNĐCQML trên HNX năm 2017 -2018 đạt 59,75% và có 90/160 DNĐCQML có điểm CBTT&MB cao hơn mức trung bình. Các DNĐCQML thuộc rổ UPCoM Large có điểm CBTT&MB trung bình cao hơn, đạt 60,89% điểm.
Các DNĐCQML tập trung nhiều hơn vào thực hiện các tiêu chí tuân thủ với tỷ lệ đạt điểm dành cho các tiêu chí tuân thủ là 59,99%. Trong khi đó, việc thực thi các tiêu chí mang tính thông lệ vẫn còn thấp và dưới mức trung bình, đạt 39,75%.
Đối với các DNĐCQML có vốn sở hữu nước ngoài, khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì chất lượng CBTT&MB càng cao. Trong khi đó, nhiều DNĐCQML có tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước cao có xu hướng thực hiện CBTT tốt hơn. 
Các DN ĐCQML có chức danh chủ tịch HĐQT và TGĐ tách biệt có kết quả CBTT&MB trung bình đạt 61,68%, tốt hơn so với các DNĐCQML có chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm TGĐ chỉ đạt 51,04% điểm. Đối với các DNĐCQML có thành lập tiểu ban HĐQT theo quy định tại Thông tư 155 thì điểm trung bình đạt 64,27%, trong khi đó các DNĐCQML không thành lập tiểu ban đạt 59,35%. Ngoài ra, các DNĐCQML có công bố Quy chế nội bộ về QTCT có điểm trung bình là 64,30%, cao hơn so với các DNĐCQML không có hoặc không công bố (54,29%).
Điểm CBTT&MB có mối quan hệ tích cực với kết quả kinh doanh được đo bằng ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản). Kết quả cũng cho thấy rằng, mỗi 1% tăng của điểm CBTT&MB đồng nghĩa với việc ROA tăng 0,14% và ROE tăng 0,24%. Đây là dẫn chứng tốt để khuyến khích và thúc đẩy DN thực thi tốt hơn các quy định, thông lệ về CBTT&MB.

Theo vinatex.com